Trang chủ Cẩm nang hữu ích về Canada Post Graduation Work Permit Cơ hội làm việc sau khi ra trường

Post Graduation Work Permit Cơ hội làm việc sau khi ra trường

286
0
Google search engine

Các bạn được nghe rất nhiều về chương trình du học định cư Canada nhưng không phải ai cũng biết đến Post Graduation Work Permit (PGWP). Vậy Post Graduation Work Permit là gì? Tại sao lại liên quan đến vấn đề định cư Canada? Hãy đọc bài viết sau đây để hiểu vấn đề được rõ hơn nhé.

1. Post Graduation Work Permit là gì?

Post Graduation Work Permit là một loại giấy phép lao động mở cho phép bạn có thể làm việc ở bất cứ đâu trên lãnh thổ Canada

Post Graduation Work Permit (tên tắt là PGWP) là một loại giấy phép làm việc dành riêng cho đối tượng sinh viên vừa mới ra trường, mong muốn được ở lại, làm việc tại Canada trong một khoảng thời gian nhất định. Đây là một loại giấy phép lao động mở, cho phép bạn được làm việc trong bất cứ ngành nghề nào mà bạn mong muốn, ở bất kì địa phương nào mà bạn thấy tiện.

Thường thì thời hạn của loại giấy phép này không dài hơn tổng thời gian chương trình học mà bạn đã đăng ký nhưng vẫn có thể lên đến tối đa 3 năm. Ví dụ như nếu bạn học chương trình 8 tháng, PGWP cũng có thể có thời hạn lên đến 8 tháng. Nếu bạn học chương trình lấy bằng Cử nhân 4 năm, Post Graduation Work Permit của bạn còn có thể kéo dài đến 3 năm.

Tuy nhiên không phải học tại cơ sở đào tạo nào bạn cũng có thể apply lấy Post Graduation Work Permit. Tên của tất cả các trường hỗ trợ cho bạn lấy PGWP nằm trong một danh sách có tên gọi “Designated Learning Institutions” được công bố công khai trên trang web của Chính phủ Canada. Không phải trường nào nằm trong danh sách DLIs cũng hỗ trợ lấy giấy phép PGWP nhưng các trường hỗ trợ lấy giấy phép lao động phải nằm trong danh sách này. Các bạn cũng có thể click vào ngay đây để xem thêm thông tin chi tiết:

2. Điều kiện đế apply lấy PGWP

Ngoài điều kiện về cơ sở giáo dục mà bạn theo học cũng còn khá nhiều các yếu tố quyết định khác để Chính phủ Canada xác định xem bạn có phù hợp apply lấy PGWP hay không. Mình có thể tổng hợp cho các bạn một danh sách các điều kiện sau đây:

  • Bạn phải đăng ký chương trình học có tổng thời gian học từ 8 tháng trở lên
  • Trong khoảng thời gian học, bạn phải học LIÊN TỤC và FULL-TIME  trong ít nhất là 8 tháng. Nếu như bạn nghỉ giữa chừng một kì học là bạn đã không thể ứng tuyển được rồi.
  • Cơ sở đào tạo của bạn phải nằm trong danh sách DLIs, đồng thời hỗ trợ sinh viên lấy giấy phép theo chương trình PGWP (phần lớn các trường hợp xin thành công là từ các trường công lập nằm trong danh sách DLIsđủ điều kiện tham gia chương trình PGWP)
  • Bạn phải đủ từ 18 tuổi trở lên
  • Bạn đã hoàn thành chương trình đã đăng ký và có một loại giấy chứng nhận từ trường để chứng minh điều này (có thể là bảng điểm, official letter,… không nhất thiết phải là bằng tốt nghiệp)
  • Study Permit vẫn còn giá trị
  • Bạn apply trong vòng 90 ngày kể từ ngày trường xác nhận bạn đã hoàn thành chương trình học

Các điều kiện này cũng không quá khó khăn đúng không nào?

3. Cách thức apply

Có hai cách để apply lấy PGWP: Apply online và Apply qua hồ sơ bản cứng

Tính đến thời điểm hiện nay, bạn có thể apply theo hai cách, đó là apply online và apply qua hồ sơ bản cứng.

Cách 1: Nếu apply online thì bạn có thể tạo tài khoản ngay trên trang web Chính phủ của Canada (canada.ca) và apply ngay trên đó

Cách 2: Nếu apply hồ sơ bản cứng thì bạn cũng có thể down form và application trên trang web này, in ra và gửi đi. Địa chỉ gửi thư sẽ được cập nhật trong “Instruction Guide” mà bạn download cùng form.

Tuy nhiên hầu hết mọi người sẽ lựa chọn cách thứ 2 vì vừa tiện lại vừa nhanh. Thời gian xử lý bản online chỉ mất 66 ngày trong khi xử lý hồ sơ bản cứng mất tới 111 ngày. Và dù apply theo cách nào đi nữa thì trong hồ sơ của bạn vẫn phải có các giấy tờ sau:

3.1. Giấy tờ bắt buộc cố định

  • Document Checklist [IMM 5583]
  • Application to Change Conditions, Extend my Stay or Remain in Canada as a Worker [IMM 5710]
  • Statutory Declaration of Common-Law Union [IMM 5409]
  • Use of Representative [IMM 5476]

Ngoài ra còn có Instruction Guide [IMM 5580] nhưng đây không phải là đơn điền để nộp cùng hồ sơ mà là hướng dẫn chi tiết cách điền các form còn lại cho bạn. Vì vậy các bạn cũng không thể bỏ qua file này đâu nha.

3.2. Giấy tờ bắt buộc bổ sung

Ngoài các loại giấy tờ được liệt kê ở trên, các bạn cũng phải đính kèm được:

  • Các loại giấy tờ chứng minh rằng bạn đã hoàn thành chương trình học tại trường (bằng tốt nghiệp/bảng điểm (transcrpit)/official letter/chứng chỉ,…)
  • Một lá thư chính thức từ trường công nhận độ dài của chương trình học mà bạn dã hoàn thành (theo tổng số giờ/số tháng) và mã chương trình
  • Một bản sao của hóa đơn thanh toán phí

4. Thanh toán phí

4.1. Tổng mức phí

Theo quy định vào thời điểm hiện tại, bạn sẽ phải tốn tổng cộng $255 CAD, trong đóL

  • Phí lấy giấy Post Graduation Work Permit: $155 CAD
  • Phí “Open Work Permit Holder”: $100 CAD

4.2. Cách thức thanh toán

Dù bạn apply online hay nộp hồ sơ theo cách truyền thống thì bạn cũng đều phải thanh toán online.

  • Bước 1: Chọn “Temporary Residence” để nhìn thấy danh sách chi phí
  • Bước 2: Chọn phí “Open Work Permit Holder”
  • Bước 3: Làm theo hướng dẫn. Sau khi hoàn thành hết tất cả các bước, hãy click để in Hóa đơn chính thức của IRCC cùng barcode. Hãy in làm 02 bản.
  • Bước 4: Hãy cho 01 bản vào nộp cùng hồ sơ (Nếu là hồ sơ online thì hãy đính vào phần “Letter of Explanation” trong Document Checklist)

Bản in còn lại và bản mềm bạn hãy giữ lại, phòng trừ trường hợp cần dùng về sau.

5. Trong thời gian chờ đợi bạn có được đi làm hay không?

Bạn cần apply lấy PGWP ngay khi Study Permit của bạn vẫn còn giá trị

Thường thì trong khoảng thời gian này bạn có thể đi làm full-time nhưng chỉ khi bạn thỏa mãn được các điều kiện sau:

  • Study Permit của bạn còn giá trị
  • Đã hoàn thành chương trình học tại trường
  • Được phép làm việc off-campus mà không cần giấy phép
  • Chưa từng làm làm quá 20 giờ/tuần trong quá trình còn đi học

Nếu bạn không thỏa mãn được các điều kiện trên thì bạn nên đợi cho đến khi có PGWP hẵng bắt đầu kiếm việc hoặc đi làm. Sẽ là phạm pháp nếu bạn đi làm mà không có permit.

Trong trường hợp, đơn xin cấp Post Graduation Work Permit của bạn bị từ chối thì dù bạn có đang làm công việc nào đi chăng nữa cũng phải dừng lại ngay lập tức.

6. Trong thời gian chờ đợi bạn có thể ra khỏi Canada hay không?

Trên trang web của Chính phủ Canada có nói rõ, giấy phép của bạn (dù là study permit hay work permit) thì cũng không thể thay thế cho visa. Chính vì vậy mà các loại giấy phép này sẽ không ảnh hưởng đến việc di chuyển ra hoặc vào lãnh thổ Canada. Bạn vẫn có thể đi ra và quay trở vào Canada chừng nào visa hoặc Thị thực Điện tử (Electronic Travel Authorization (eTA)) của bạn vẫn còn giá trị

Khi quay trở lại Canada, bạn có thể quay trở lại với tư cách:

  • Sinh viên nếu Study Permit của bạn vẫn còn giá trị
  • Người lao động nếu Chính phủ Canada đã quyết định cấp PGWP cho bạn
  • Visitor nếu Study Permit đã hết hạn mà Chính phủ vẫn đang xem xét cấp PGWP cho bạn

Lúc quay trở vào Canada, Nhân viên Hải quan sẽ hỏi bạn một số câu hỏi. Bạn cần phải mang theo một số bằng chứng chứng minh rằng bạn đã apply lấy PGWP để chứng minh cho Nhân viên Hải quan thấy bạn có lí do chính đáng để quay lại Canada, ví dụ như bản sao hóa đơn nộp tiền,…

Trong trường hợp, Nhân viên Hải quan nhận thấy có lí do để nghi ngờ và từ chối yêu cầu nhập cảnh của bạn, bạn sẽ không thể quay lại Canada.

7. Một số trường hợp đặc biệt

  • Các bạn không cần phải chờ đến khi có bản cứng của bằng tốt nghiệp mà chỉ cần có bất cứ một loại bằng chứng nào công nhận việc hoàn tất chương trình học là bạn cũng có thể apply lấy PGWP.
  • Trong trường hợp sang Canada rồi bạn mới nhận ra rằng trường mình học không nằm trong danh sách các trường hỗ trợ lấy Post Graduation Work Permit thì bạn nên chuyển trường. Nếu chuyển từ một trường nằm trong danh sách DLIs sang một trường DLI khác, bạn sẽ được xét PGWP dựa trên tổng số thời gian bạn học tập tại cả 2 trường.
  • Sinh viên sang Canada du học theo một số diện học bổng không được xét PGWP, có thể kể đến những cái tên như: “Canadian Commonwealth Scholarship Program”, “Government of Canada Awards Program”,…
  • Sinh viên các khóa học từ xa: học online, e-learning hay thông qua đường thư tín cũng không được xét PGWP
  • Đã từng xin thành công Post Graduation Work Permit thì không thể xin lại lần 2
  • Nếu bạn học full-time tất cả các kì mà đến kì cuối đi học part-time thì cũng vẫn được xét PGWP,…

Trên đây là tất cả những điều cần lưu ý về Post Graduation Work Permit mà mình muốn gửi đến các bạn. Hi vọng đây đều là các thông tin hữu ích mà các bạn đang tìm kiếm

Google search engine
Bài trướcOpen Work Permit – Giấy phép Làm việc Ngắn hạn ở Canada
Bài tiếp theoChính sách định cư Canada ở từng bang dành cho du học sinh Du học Canada

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây