Trang chủ Cẩm nang hữu ích về Canada Bác sĩ Gia đình ở Canada – Du học sinh cũng nên...

Bác sĩ Gia đình ở Canada – Du học sinh cũng nên biết

1083
0
Google search engine

Bác sĩ gia đình là một đặc trưng trong hệ thống chăm sóc y tế ở Canada. Đây là các bác sĩ mà bạn sẽ phải tiếp xúc nhiều và thường xuyên nhất trong quá…

Bác sĩ gia đình ở Canada là một đặc thù trong hệ thống y tế của đất nước lá phong đỏ mà ai sang đây sinh sống cũng nên biết. Đúng vậy, không phân biệt bạn là dân bản địa hay du học sinh, ai cũng nên tìm hiểu để khi đau khi ốm còn biết nên đi đâu, tìm ai nha.

1. Bác sĩ gia đình ở Canada là ai?

Bác sĩ gia đình ở Canada là những bác sĩ mà bạn sẽ phải tiếp xúc nhiều nhất trong quá trình sinh sống ở đây

Bác sĩ gia đình có tên tiếng Anh phổ biến nhất là “family doctor”, ngoài ra còn có thể được hiểu là “general practitioner (GP)” hay “primary health care provider”. Dựa vào tên gọi chúng ta cũng có thể hình dung ra bác sĩ gia đình chính là những người cung cấp các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe sơ cấp cho các cá nhân đăng ký.

Hầu hết mỗi người ở Canada lại có một bác sĩ gia đình để họ có thể đi khám mỗi khi bản thân có nhu cầu về chăm sóc sức khỏe. Family doctor cung cấp các dịch vụ y tế cơ bản và thường xuyên, có thể kể cụ thể như:

  • Thăm khám, kiểm tra định kỳ, tiêm phòng, phát hiện bệnh, kê đơn thuốc để điều trị hoặc phòng bệnh. Điều này cũng có nghĩa là bác sĩ gia đình có thể dựa vào các kết quả xét nghiệm (ví dụ như xét nghiệm máu, đo huyết áp và tầm soát ung thư cổ tử cung) để phát hiện ra bệnh và điều trị từ sớm.
  • Giúp bạn quản lý, theo dõi và điều trị những bệnh mãn tính như bệnh về tim, tiểu đường và viêm khớp
  • Sơ cứu cho bạn khi bạn gặp chấn thương
  • Một số phòng khám còn có thể giúp đỡ bạn trong quá trình mang thai và sinh nở
  • Đóng vai trò là người đề xuất hoặc giới thiệu bạn đến các chuyên gia cần thiết nếu bệnh nhân cần trợ giúp ở mức độ chuyên ngành phức tạp hơn. Các bác sĩ gia đình trên thực tế đều được đào tạo về hầu hết các hệ thống cơ quan trong cơ thể người nhưng sẽ chuyển tiếp các vấn đề sức khỏe phức tạp cho các bác sĩ chuyên khoa.

Các bạn nên lưu ý, bác sĩ gia đình hầu như chỉ xử lý được các trường hợp không thuộc diện khẩn cấp. Nếu bạn phải cấp cứu khẩn cấp, hãy chủ động đến bệnh viện để nhận được sự trợ giúp kịp thời.

2. Làm thế nào để tìm được bác sĩ gia đình ở Canada?

Tìm được cho bản thân một bác sĩ gia đình phù hợp là việc làm cần thiết và quan trọng vì đây là người bác sĩ mà bạn sẽ phải tiếp xúc và gặp mặt nhiều nhất trong quá trình sinh sống ở Canada.

Có nhiều cách để bạn có thể thực hiện y định này, ví dụ như thông qua:

  • Hỏi thăm người quen, bạn bè, gia đình,…
  • Liên lạc với bệnh viên địa phương
  • Liên lạc với tổ chức dịch vụ nhập cư
  • Liên lạc với trung tâm y tế cộng đồng (ở Quebec thì sẽ là “Centre local de services communautaires”) trong khu vực để biết khi nào thì có bác sĩ cho bạn
  • Tìm trong sổ danh bạ, hoặc sử dụng các website chính thức và uy tín của tỉnh, bệnh viện như “Health Care Connect” hoặc “Find a Doctor search”,…

Hầu hết các bạn nên có bảo hiểm để sử dụng dịch vụ vì về bản chất thì hệ thống bác sĩ gia đình được tài trợ bởi quỹ của Chính phủ (quỹ công) nên nếu có bảo hiểm, bạn sẽ được điều trị miễn phí.

3. Bạn nên chọn Bác sĩ gia đình dựa trên những tiêu chí nào?

Bạn nên chọn một bác sĩ gia đình như thế nào?

Về trình độ chuyên môn thì mình sẽ không bàn tới ở đây vì nếu lựa chọn thông tin qua các cơ sở, địa chỉ uy tín thì các bạn cũng sẽ tìm được các bác sĩ có trình độ chuyên môn cao.

Tuy nhiên có một số tiêu chí khác bạn cần phải lưu ý trước khi lựa chọn:

  • Đầu tiên, bạn phải dễ dàng liên lạc cũng như giao tiếp (trao đổi thông tin) với vị bác sĩ gia đình này. Hãy lựa chọn bác sĩ và đội ngũ nhân viên có khả năng sử dụng loại ngôn ngữ mà bạn có thể hiểu
  • Thứ 2, bác sĩ nên là người biết lắng nghe và là người mà bạn có thể tin tưởng, nghe theo những lời khuyên và quyết định dành cho bạn và thành viên trong gia đình
  • Thứ 3, văn phòng của bác sĩ nằm ở địa điểm phù hợp, thuận lợi cho việc đi lại, dễ dàng để bạn đặt lịch hẹn khám và di chuyển đến bệnh viện trong khu vực (nếu cần)
  • Một số bác sĩ cũng thực hiện khám tại nhà, vào buổi tối hoặc vào các ngày cuối tuần nếu có yêu cầu.

4. Quy trình thăm khám

Khi bạn đã tìm được bác sĩ gia đình phù hợp, bạn hãy đăng ký mở hồ sơ khám chữa bệnh (hay medical record) tại đây. Trong hồ sơ này, bạn cần cung cấp tên tuổi, địa chỉ, số điện thoại để liên lạc, số thẻ bảo hiểm y tế (nếu có) và các thông tin cá nhân có liên quan khác.

Sau đó bác sĩ sẽ tiến hành khám tổng quát, kết quả khám sẽ được lưu trữ trong hồ sơ gửi tại phòng khám hay trên hệ thống server. Về sau, mỗi lần bạn đến khám tại đây thì tất tần tật kết quả chi tiết cũng đều được ghi lại trong bộ “medical record” này.

Tại Canada, kết quả khám chữa bệnh và hồ sơ y tế của mỗi người mang tính bảo mật rất cao. Điều này cũng có nghĩa là bác sĩ nói chung và bác sĩ gia đình nói riêng không thể đem thông tin về tình trạng bệnh của bạn ra chia sẻ với bất cứ ai nếu không có sự cho phép của chủ thể.

Vì vậy, bất cứ khi nào bạn đi bệnh viện thì bệnh viện cũng sẽ hỏi bác sĩ gia đình của bạn là ai, số điện thoại của bác sĩ đó. Bạn sẽ cần phải ký giấy ủy quyền cho phép thì bệnh viện mới có thể xem hồ sơ khám chữa bệnh của bạn. Điều này là rất quan trọng để có được những chẩn đoán và phương thức điều trị chuẩn xác và hiệu quả nhất.

Như mình đã đề cập ở trên, nếu bạn muốn đi khám chuyên khoa tại bệnh viện, hãy xin đề xuất hoặc giới thiệu từ bác sĩ gia đình.

Các du học sinh cũng thường sẽ có bảo hiểm, mà hầu hết là bảo hiểm tư tự mua hoặc mua theo trường. Bên đại diện bảo hiểm hoặc trường sẽ gửi về cho các bạn giấy xác nhận hoặc email về loại bảo hiểm bạn đã mua, mức phí bao nhiêu, kèm với thông tin về tên, trường, hồ sơ sinh viên của bạn. Trong một số trường hợp bạn sẽ phải kích hoạt bảo hiểm trước khi sử dụng.

Khi đi khám bạn nên hỏi trước văn phòng bác sĩ xem họ có nhận chi trả trực tiếp từ hãng bảo hiểm bạn đã đăng ký hay không. Nếu có thì quá tiện. Còn nếu không thì bạn hãy hỏi cách thức thanh toán khác như tiền mặt hay thẻ credit,…

Sau khi thanh toán xong bạn giữ lại hóa đơn (hay receipt) rồi vào website hãng bảo hiểm để điền đơn “Claim form” và gửi kèm theo hóa đơn đang giữ để được hoàn tiền từ bên bảo hiểm.

Bác sĩ gia đình có thể gắn bó với một người từ khi người đó mới chào đời. Nếu chuyển chỗ ở hay thay đổi bác sĩ thì bạn phải làm thủ tục chuyển hồ sơ của bạn qua bác sĩ mới.

Bạn cũng có thể đi tới các walk-in clinic – nơi mà bạn có thể gặp khám bác sĩ mà không cần hẹn trước.

Google search engine
Bài trướcCHIA SẺ CÁC KINH NGHIỆM LÀM THÊM KHI DU HỌC CANADA
Bài tiếp theoLƯU Ý KHI LÀM HỒ SƠ BẢO LÃNH VỢ CHỒNG CANADA

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây