Trang chủ Cẩm nang hữu ích về Canada LMIA là gì?

LMIA là gì?

146
0
Google search engine

1. LMIA là gì?

LMIA là gì?

LMIA là viết tắt của cụm từ “Labour Market Impact Assessment”, trên lý thuyết thì đây là một loại giấy tờ cho phép chủ lao động người Canada có thể hợp pháp thuê một cá nhân lao động người nước ngoài.

Nhưng thực chất, LMIA lại là tiến trình “Employment and Social Development Canada (ESDC)” kiểm tra và xác nhận lại tình hình thị trường lao động của nước này, đánh giá các offer tuyển dụng nhằm đảm bảo việc thuê thêm lao động người nước ngoài sẽ không tác động xấu lên thị trường lao động Canada.

Hầu hết tất cả giấy phép lao động của Canada đều yêu cầu có LMIA. LMIA đã từng có tên cũ là Labour Market Opinion (LMO). Bắt đầu từ tháng 06/2014, LMO được chuyển thành LMIA.

Một LMIA “positive” (hay được chấp nhận cấp LMIA) cho thấy rằng tồn tại nhu cầu cần phải thuê lao động người nước ngoài để đảm nhiệm vị trí công việc đó. Đây cũng là một cách thức chứng minh rằng không có lao động người Canada nào có thể thay thể vào vị trí này.

Một LMIA “positive” thỉnh thoảng còn được gọi bằng một cụm từ khác là “confirmation letter” (thư xác nhận). Chỉ khi người chủ lao động có LMIA thì lao động nước ngoài mới có thể đi xin work permit (giấy phép lao động).

Để apply lấy work permit, người lao động cần có:

  • Một job offer letter (Thư mời làm việc)
  • Một hợp đồng
  • Một bản sao của LMIA
  • Có số của LMIA (LMIA number)

2. Ai là người phải apply xin LMIA – Người lao động hay người chủ lao động?

Để được làm việc một cách hợp pháp tại Canada, người chủ lao động tuyển dụng bạn sẽ phải là đối tượng chủ động chuẩn bị hồ sơ để xin LMIA. Sau khi doanh nghiệp có LMIA rồi, bạn là người lao động mới có thể bắt tay vào xin work permit được.

Người chủ lao động sẽ được yêu cầu cung cấp một loạt các thông tin có liên quan về vị trí công việc mà họ đang cần thuê lao động nước ngoài, bao gồm số lượng ứng viên người Canada đã apply vào vị trí này, số lượng ứng viên người Canada đã thực hiện phỏng vấn, và giải thích chi tiết vì sao các nhân lực người Canada này không được nhận / không phù hợp với công việc.

Trong phân tích offer tuyển dụng, ESDC sẽ xem xét các yếu tố sau:

  • Mức lương được offer cho người lao động nước ngoài có phù hợp với mức lương trung bình dành cho vị trí nghề nghiệp này tại địa phương đó hay không?
  • Điều kiện làm việc có phù hợp với luật Lao động và các thỏa thuận đã trao đổi?
  • Ở khu vực này có thiếu hụt nguồn nhân lực cho vị trí nghề nghiệp này không?
  • Hiện nay có đang có sự kiện tranh chấp lao động nào trong công ty hay trong ngành hay không?
  • Nhà tuyển dụng người Canada đã có những nỗ lực nào trong việc tìm người Canada để lấp vào vị trí nhân sự còn thiếu hay chưa?
  • Lao động người nước ngoài sẽ chuyển giao các kĩ năng hay chuyên môn nào cho người Canada?
  • Việc thuê người lao động nước ngoài sẽ giúp tạo ra thêm công việc hay duy trì công việc cho người Canada?
  • Người lao động nước ngoài có trở thành nhân viên của nhà tuyển dụng Canada hay không, khi ở đó người lao động mong muốn được làm full-time với mức lương đã được đề xuất từ trước?

Theo thống kê, các vị trí công việc ở các thành phố và khu vực ít dân cư thì sẽ có cơ hội nhận được LMIA cao hơn những khu vực thành phố chính đông dân. Còn nếu xét trên tổng thể cả 2 khu vực thì những vị trí thuộc về chuyên môn với mức lương càng cao thì càng có cơ hội nhận được “positive” LMIA.

3. Work permit trên cơ sở của LMIA

Người chủ lao động Canada có LMIA thì người lao động nước ngoài mới có thể apply xin work permit

Về đặc thù thì lao động người nước ngoài và người chủ lao động phải đi qua một tiến trình bao gồm 2 bước để nhận được work permit của Canada. Đầu tiên thì chủ lao động phải nộp đơn apply lên ESDC để lấy được LMIA. Sau đó, người lao động tiếp tục nộp thêm đơn apply thứ 2 lên “Citizenship and Immigration Canada (CIC)” để xin lấy work permit.

LMIA được cấp bởi ESDC sau khi tổ chức này cân nhắc một loạt các yếu tố nhằm bảo vệ thị trường lao động (như đã nêu ở trên), cho phép người chủ lao động Canada được thuê người lao động nước ngoài đó.

Vào tháng 06/2014, Chính phủ Canada đã công bố rằng work permit đối với lao động người nước ngoài trên cơ sở của LMIA sẽ chỉ có thời hạn 1 năm cho tất cả các nghề nghiệp thu nhập thấp.

4. Mất bao lâu để có được LMIA?

ESDC cam kết dịch vụ kéo dài trong vòng 10 ngày làm việc để xử lý các hồ sơ LMIA nhất định.

Cụ thể, quá trình 10 ngày chỉ được áp dụng cho các đơn apply liên quan đến các công việc đang có nhu cầu về nhân lực cao (như các nghề nghiệp cần lao động lành nghề – skilled trades), các công việc cung cấp mức lương nằm trong top 10% mức lương mà người dân Canada nằm trong tỉnh hoặc vùng lãnh thổ đó kiếm được, và cho những công việc có thời hạn làm việc ngắn (ít hơn 120 ngày).

Các văn phòng ESDC chịu trách nhiệm xử lý hồ sơ apply LMIA, chính vì vậy mà các văn phòng này có mặt ở mọi tỉnh bang của Canada.

5. Các yêu cầu đối với chủ lao động khi apply xin LMIA

Chủ lao động người Canada là đối tượng phải apply xin LMIA, không phải người lao động nước ngoài

  • Có hiệu lực từ tháng 06/2014, tất cả những chủ lao động mong muốn thuê người lao động nước ngoài ngắn hạn tại Canada cần phải trả mức phí $1,000 CAD ràng buộc với mỗi lần xin LMIA. Ngoài còn mức phí đặc quyền (“privilege fee”) trị giá $100 CAD.
  • Các hồ sơ LMIA chỉ chấp nhận các yêu cầu công việc và các thông tin đăng tuyển bằng Tiếng Anh và Tiếng Pháp, trừ khi người chủ lao động có thể chứng minh được loại ngôn ngữ khác là cần thiết cho công việc.
  • Người chủ lao động cũng phải đăng tuyển các vị trí công việc còn trống lên thị trường lao động Canada ít nhất là 4 tuần trước khi apply xin LMIA và cần phải chứng minh được bản thân đã sử dụng ít nhất là 2 hình thức tuyển dụng bên cạnh việc đăng tin tuyển lên Job Bank của Canada.
  • Người chủ lao động đã đăng tuyển lên các nhóm của các đối tượng thường bị bỏ qua của Canada như người gốc bản địa và người khuyết tật.

Ngoài ra, khi nhà tuyển dụng apply lấy LMIA cho các vị trí lương cao, chủ lao động cũng phải nộp kế hoạch chuyển đổi (transition plan) lên ESDC cùng với LMIA. Kế hoạch chuyển đổi nên thể hiện được kế hoạch của công ty trong việc giảm thiểu sự phụ thuộc vào lực lượng lao động nước ngoài tạm thời.

Bằng chứng cho thấy người chủ lao động đang giúp đỡ cho người lao động nước ngoài tạm thời có được quyền thường trú nhân (Canadian permanent resident) cũng được coi là kế hoạch chuyển đổi.

Nếu chủ lao động bị lựa chọn để thanh tra hoặc nếu họ apply để làm mới LMIA, họ sẽ được yêu cầu báo cáo quá trình tiến hành kế hoạch chuyển đổi.

Các chủ lao động được yêu cầu phải chứng thực được việc bản thân ý thức được họ bị cấm sa thải hoặc cắt giảm giờ làm việc của người lao động Canada nếu như họ sử dụng lao động người nước ngoài.

6. Hồ sơ xin LMIA sẽ không được xử lý khi nào?

Người chủ lao động nên nhớ các tiêu chuẩn quyết định việc ESDC có xử lý hồ sơ apply của LMIA hay không. Hiện tại thì nếu hồ sơ apply xin LMIA của một chủ lao động sẽ không được xử lý nếu phạm phải tất cả các điều sau đây:

  • Các nghề nghiệp được liệt kê trên LMIA được định nghĩa là một công việc trực thuộc “Accommodations, Food Service or Retail Sales” (tạm dịch là Dịch vụ Nhà ở, Đồ ăn và Bán lẻ). Theo như Hệ thống phân loại Ngành nghề của Bắc Mỹ (North American Industry Classification System (NAIC)), các nghề nghiệp này được phân loại là NAIC loại 72, 44 và 45.
  • Các nghề nghiệp được liệt kê bị liệt vào “Skill Level D” trong bảng phân loại nghề nghiệp quốc gia (National Occupation Classification)
  • Khu vực kinh tế của công việc đang cần xin LMIA có tỉ lệ thất nghiệp hàng năm trên 6%

Các chủ lao động tuyển dụng nhân lực cho một số ngành nghề cụ thể, như là các hãng hàng không phải tuyển thêm phi công nước ngoài, thì sẽ cần phải thỏa mãn thêm một số yêu cầu bổ sung.

Google search engine
Bài trướcCơ hội định cư Canada cao với ngành giáo dục mầm non (Early Childhood)
Bài tiếp theoOpen Work Permit – Giấy phép Làm việc Ngắn hạn ở Canada

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây